1. Giữ bình tĩnh
Việc quan trọng nhất trong tình huống khẩn cấp là hít một hơi thật sâu và nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh. Bạn tuyệt đối không gây hoang mang lo sợ cho chính bản thân của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể trấn an bản thân, giữ tâm lý bình tĩnh bằng cách thực hiện theo quy tắc STOP như sau:
- S (Sit Down): Ngồi bệt xuống đất.
- T (Thinking): Bình tĩnh suy nghĩ hướng giải quyết. Đồng thời, hãy suy nghĩ xem: ”thức ăn bạn đem theo đủ dùng cho bao nhiêu ngày, dụng cụ mang theo bên mình gồm có những gì,…?”
- O (Observe your surroundings): Quan sát tình hình xung quanh, vị trí hiện tại bạn đang ngồi. Nhiệt độ nơi này hiện đang bao nhiêu? Trời đã tối hay chưa? Buổi tối nơi đây có xuất hiện thú dữ hay không?
- P (Prepare for survival by gathering materials): Vạch ra các phương án theo tình hình hiện tại, kết hợp với những gì quan sát, suy nghĩ được để đưa ra cách xử lý tình huống tối ưu nhất.
2. Xác định phương hướng
Sau khi bạn đã ổn định được tâm lý, trấn an bản thân, điều cần làm tiếp theo là sử dụng la bàn hoặc bản đồ để xác định được phương hướng di chuyển, lối ra một cách chính xác.
Trường hợp, nếu bạn không có la bàn hoặc bản đồ dẫn đường thì hãy nhanh chóng di chuyển đến địa điểm cao nhất nhằm quan sát, tìm kiếm dấu hiệu của sự sống xung quanh như ruộng vườn, khói bếp, nhà cửa,….
Trong trường hợp mà bạn không nhìn thấy hay không thể nghe thấy bất cứ điều gì. Tốt nhất lúc này đó chính là bạn hãy cố gắng xác định vị trí của một con suối, con sông từ trên cao.
Ở trên cao, nếu bạn nhìn thấy có những khoảng rừng cây cối xanh mướt hơn những khu vực khác thì chắc chắn gần đó có sông suối. Công việc tiếp theo của bạn đó chính là đi xuôi theo hạ lưu dòng nước chảy, khi ấy tỉ lệ bắt gặp khu dân cư hay thoát khỏi vùng nguy hiểm rất cao.
Hãy đánh dấu lại những nơi đã từng đi qua để tránh tình trạng đi lòng vòng một chỗ để rồi lạc sâu hơn. Cách đơn giản nhất là hãy dùng một tờ giấy hoặc tấm vải, bất cứ đồ vật nào khác đánh dấu lại để bạn có thể nhìn thấy từ xa.
3. Hạn chế di chuyển nhiều
Khi nhận thấy bị lạc và mất phương hướng bạn nên tìm kiếm một vị trí an toàn để nghỉ ngơi hạn chế di chuyển tiếp.
Đối với những bạn nào đi cùng với đoàn, hãy đảm bảo tất cả mọi người đều đi sát nhau. Tuyệt đối không tách xa nhau và không đi ra khỏi tầm nhìn của đồng đội trong bán kính vài trăm mét..
Trong lúc nghỉ ngơi, bạn cũng đừng quên bảo vệ làn da của mình bằng cách mặc quần dài, bịt kín mặt và buông ống tay áo xuống. Cách này giúp bạn tránh bị côn trùng đốt. Những ai có vết thương hở thì nên sơ cứu nhanh chóng, tránh để lâu bị nhiễm trùng.
4. Đốt lửa trong rừng
Tạo ra lửa là một trong những kỹ năng sinh tồn đặc biệt quan trọng và hữu ích. Lửa mang lại nhiều công dụng như làm chín thức ăn, làm ấm cơ thể, đun nước uống và giúp xua đuổi những loài động vật hoang dã,…
Vì thế, khi đi phiêu lưu thám hiểm lúc nào bạn cũng cần trang bị quẹt lửa, que diêm,… Trường hợp que diêm, hộp quẹt bị ướt thì bạn phải nhanh chóng bắt tay vào cách tạo lửa truyền thống. Có rất nhiều cách tạo ra lửa như dùng hai viên đá ma sát mạnh vào nhau, khoan bằng tay trên cỏ khô, lá cây,…
Mẹo: 8 Cách tạo ra lửa đơn giản để sinh tồn trong rừng:
5. Tạo tín hiệu cứu hộ
Khi bị lạc vào rừng sâu, bạn hãy nhanh chóng tìm kiếm chỗ ngồi ổn định, quan sát tình hình khu vực xung quanh. Sau đó bạn hãy phát ra tín hiệu cứu hộ để mọi người nhanh chóng tìm thấy, hỗ trợ giúp đỡ bạn.
Bạn có thể tạo ra những dấu hiệu dễ nhận biết như dựng lều có màu sắc, treo quần áo, mũ nón trên móc cao, tạo luồng khói, căng tấm vải,… vào ban ngày.
Còn đối với ban đêm bạn hãy đốt ba đống lửa theo hình tam giác nhằm tạo ra tín hiệu cầu cứu với đội cứu hộ. Phương pháp hiệu quả khác mà bạn có thể tham khảo đó chính là sử dụng đèn pin chiếu sáng nhấp nháy liên tục phát tín hiệu SOS (SOS là gì?).`
6. Tìm nguồn nước sạch
Bạn hãy cố gắng tìm kiếm những con suối xung quanh, luôn nhớ nước luôn luôn chảy xuống dốc. Do đó, bạn hãy di chuyển đến những vùng trũng thấp hoặc thung lũng để kiếm nguồn nước nhanh chóng hơn.
Nếu trường hợp bạn đi cả ngày dài nhưng không tìm thấy bất kỳ nguồn nước nào, thì hãy hứng nước sương, hơi nước bốc lên từ lá cây hoặc nước trong thân cây để uống.
Các chuyên gia sinh tồn khuyên chúng ta cần phải làm sạch nước trước khi uống nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ nước bẩn. Việc uống nước nhiễm khuẩn làm bạn nhanh chóng yếu đi và kiệt sức dần
7. Tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trong rừng
Tìm nơi trú ẩn an toàn để tránh cái lạnh ban đêm và đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Khi tìm thấy một cây bị đổ, bạn có thể tạo chỗ nằm bằng cách xếp cành cây lớn để tạo khung và sử dụng lá cây rừng để che chắn. Nếu có thể, bạn hãy tìm các hang động, nhưng đảm bảo rằng không có động vật nguy hiểm như gấu, báo, rắn,…
8. Tìm nguồn thức ăn trong rừng an toàn
Nếu lượng thực phẩm bạn đem theo không đủ sử dụng thì nguồn thức ăn duy nhất có thể giúp bạn sinh tồn được trong rừng lúc này đó chính là ăn rau cỏ, thịt ,cá, côn trùng,… Mặc dù bình thường bạn không bao giờ ăn chúng nhưng những loại côn trùng này cung cấp khá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt, những ai may mắn hơn ở gần suối nước thì cá là nguồn thức ăn rất tốt lúc này.
Một kỹ năng sinh tồn trong rừng cơ bản là trước khi ăn, bạn cần phải nấu chín hoặc đem đi nướng để loại bỏ hết ký sinh trùng trong thịt, cá, côn trùng,… Bạn tuyệt đối không ăn côn trùng, nấm, các loại quả có màu sắc sặc sỡ.
9. Xua đuổi côn trùng nhanh chóng
Một kỹ năng sinh tồn trong rừng để xua đuổi côn trùng, muỗi đốt bạn có thể cọ xát những nhánh cây thông với nhau, sau đó bôi tinh dầu thông vào cơ thể.
10. Giữ ấm cơ thể vào ban đêm
Ban đêm nhiệt độ trong rừng ở mức khá thấp kết hợp với sương đêm khá lạnh chính vì thế bạn hãy luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo dài tay, đốt thêm sửa để sưởi ấm.
Trường hợp trời quá rét thì bạn hãy sử dụng lá cây khô để nhét vào áo hoặc làm đệm nằm, tránh hạ thân nhiệt. Đây là một kỹ năng sinh tồn hiệu quả mà không phải ai cũng chú ý
Cùng xem cách 4 em nhỏ sống sót 40 ngày trong rừng có kỹ năng sinh tồn tốt như thế nào